Thứ Hai, 1 tháng 1, 2001

Foxconn đang sản xuất iPhone Pro với màn hình OLED?

Các nhà cung cấp linh kiện chủ chốt của Apple tại châu Á đang khẩn trương chuẩn bị cho phiên bản iPhone tiếp theo. Đối tác cung ứng đến từ Đài Loan là Hon Hai Precision Industry (còn gọi là Foxconn) được cho là sẽ đảm nhiệm việc sản xuất phiên bản iPhone phức tạp và đắt giá nhất.

Theo nhiều nhà phân tích, Hon Hai được cho là nhà cung ứng duy nhất của Apple đối với mẫu iPhone 8 cao cấp nhất, với màn hình OLED 5.8 inch, dự kiến ra mắt vào nửa cuối năm nay.

Thông tin từ một số nguồn còn cho biết, mẫu "iPhone Pro" với màn hình OLED cao cấp này còn được trang bị tính năng nhận diện khuôn mặt 3D, mặt trước và sau đều bằng gương, camera chính hỗ trợ thực tại ảo, sạc không dây. Máy có giá lên tới 1.000 USD.

Hai mẫu iPhone mới khác mà Apple sẽ ra mắt vào quý 3/2017 đều sẽ dùng màn hình LCD với kích thước lần lượt 4.7 và 5.5 inch.

Đối với Hon Hai, lợi nhuận từ việc sản xuất iPhone năm nay của họ được dự đoán sẽ chiếm đến 50% tổng lợi nhuận, trong khi đối với các hãng đối thủ tại Đài Loan như Pegatron Corp và Wilstron Corp lần lượt là 55% và 25%.

Ngoài ra, một số nhà phân phối khác cũng sẽ khẩn trương bước vào giai đoạn chuẩn bị cho iPhone 8 như: nhà phân phối chip bán dẫn Đài Loan TSMC sẽ bắt đầu sản xuất con chip Apple A11 vào tháng 7 năm nay; tập đoàn AAC sản xuất hệ thống âm thanh siêu nhỏ; ASM Pacific & Largan Precision sản xuất linh kiện cho module camera; Flexium Interconnect sản xuất bảng mạch; Catcher Technology sản xuất bộ vỏ; Sharp và JDI sản xuất màn hình LCD; tập đoàn GoerTek sản xuất module âm thanh; Lens Technology sản xuất tấm gương cho màn cảm ứng; Luxshare Precision sản xuất sạc không dây và Samsung Display - một bộ phận của tập đoàn Samsung cũng đã ký hợp đồng cung cấp 92 triệu tấm nền OLED cong cho iPhone 8 trong 2 năm tới. Riêng Hon Hai và Sharp (Hon Hai đã mua Sharp vào tháng 8 năm ngoái với mức giá 3,8 tỷ USD) được dự đoán sẽ là mũi nhọn trong việc nghiên cứu màn hình OLED cho iPhone trong tương lai.

Nói về những chiếc iPhone cao cấp của Apple trong thời gian gần đây, chúng ta có thể thấy hãng đang ngày càng tập trung cho phân khúc cao cấp bằng việc mang đến những tính năng "độc" mà iPhone bản thường không có. Cụ thể, họ bắt đầu với chiếc iPhone 6 Plus màn hình lớn hơn hẳn iPhone 6; tiếp đó là iPhone 7 Plus có camera kép so với iPhone 7 thường. Do đó, việc năm nay Apple tiếp tục tung ra một sản phẩm cao cấp có màn hình OLED cùng camera kép, với giá cao hơn bình thường là điều có thể đoán trước.

Theo Tấn Minh (Vnreview.vn)

Chiêu bán phá giá Galaxy S8 của nhà bán lẻ nhỏ

Có giá niêm yết lần lượt 18,5 và 20,5 triệu đồng nhưng nhiều nhà bán lẻ nhỏ tại Việt Nam đang bán máy với giá rẻ hơn 2 triệu đồng.

Tìm mua máy tại các đại lý này, người dùng có thể dễ dàng mua những chiếc Galaxy S8 và S8+ với giá rẻ hơn khoảng 2 triệu đồng. Tất nhiên, giá niêm yết trên website của họ vẫn ở mức 18,5 và 20,5 triệu đồng. Họ có cách riêng để “lách luật”.

Chieu ban pha gia Galaxy S8 cua nha ban le nho hinh anh 1

Nhiều đại lý tìm cách lách luật để bán máy với giá rẻ hơn nhằm tăng tính cạnh tranh. Ảnh: Khương Nha.

Đại diện một hệ thống nhỏ cho biết họ bán Galaxy S8 giá 16,5 và 18,3 triệu đồng cho S8 Plus dành cho những khách hàng “inbox” (nhắn tin) riêng. Một số cửa hàng khác chọn cách bán hàng theo kiểu “tele check”: Khách xem giá trên website của nhà bán lẻ, sau đó gọi lại để có giá thực tế. Tất nhiên, mức giá thực tế này sẽ rẻ hơn so với mức niêm yết. Mức giảm phổ biến cũng là 2 triệu đồng/model.

Một cách phổ biến khác các đại lý này đưa ra là nhập lại quà tặng. Thông thường, khách mua S8 và S8+ tại tất cả các đại lý đều nhận được nhiều phần quà như sạc không dây, loa, tai nghe, pin dự phòng vv..., trị giá phổ biến ở mức 4 triệu đồng.

Nếu khách không thích nhận quà, đại lý sẽ chủ động nhập lại quà tặng này và trừ trực tiếp vào giá của sản phẩm.

Đại diện một nhà bán lẻ cho hay đây là cách để họ cạnh tranh với các đại lý lớn. “Giá bán như nhau, quà tặng như nhau, chẳng có lý do gì để khách hàng mua máy tại các đại lý nhỏ trong khi họ được phục vụ tốt hơn ở đại lý lớn”, anh này nói.

“Gọi phá giá hay lách luật cũng đúng hoặc gọi là giảm giá sản phẩm cũng chẳng sai vì thực tế, mỗi đại lý có chiến lược kinh doanh của mình. Giảm giá nhưng vẫn đảm bảo lợi nhuận, người dùng và đại lý đều được lợi”, người này chia sẻ. Tất nhiên, anh cũng nói việc phá giá này không thể thực hiện quá công khai vì bị hãng “soi”.

Việc bán hạ giá smartphone tại Việt Nam so với giá niêm yết tại Việt Nam không mới. Với một số hãng, họ không quản việc đại lý chào giá bao nhiêu. Tuy nhiên, những ông lớn như Apple hay Samsung quản lý khá chặt vấn đề giá sản phẩm.

Chieu ban pha gia Galaxy S8 cua nha ban le nho hinh anh 2

Galaxy S8 và S8+ lên kệ tại Việt Nam hôm 5/5. Ảnh: Khương Nha.

Mặc dù vậy, việc đại lý lách luật để bán hạ giá sản phẩm vẫn diễn ra thường xuyên, kể cả đại lý lớn, chặng hạn tung ra các chương trình “bán hàng online”, giảm giá 1,2 triệu đồng/sản phẩm là chuyện thường xuyên diễn ra.

Một người kinh doanh di động nhiều năm cho biết, một số hãng tỏ ra chặt chẽ hơn trong việc quản lý giá bán sản phẩm so với hãng khác. Tuy nhiên, ngay cả như vậy, họ cũng có những linh động nhất định vì nếu quá cứng nhắc, đại lý gặp khó trong việc bán hàng sẽ ảnh hưởng đến doanh số của họ.

Trên thực tế, tình trạng này không chỉ diễn ra tại Việt Nam. Báo chí Hàn Quốc đang xôn xao về vụ việc cạnh tranh giảm giá Galaxy S8 của các nhà bán lẻ tại quốc gia này.

Theo Thành Duy (Tri Thức Trực Tuyến)

Hacker khai thác lỗ hổng đã cảnh báo từ 2012 để tấn công APT trực tiếp đến Việt Nam

Nhận định về sự kiện ngày 5/9/2017, một nhóm hacker khai thác lỗ hổng CVE -2012-0158 được cảnh báo từ 2012 để tấn công có chủ đích (APT) trực tiếp đến Việt Nam, chuyên gia CMC InfoSec cho rằng, việc chấp hành các tiêu chuẩn an toàn thông tin tại Việt Nam vẫn còn hạn chế.

Tấn công có chủ đích - APT được các chuyên gia nhận định là một trong những xu hướng, vấn đề “nóng” trong năm 2017 (Ảnh minh họa. Nguồn: Internet)

Trong thông tin chia sẻ với ICTnews vào chiều nay, ngày 7/9/2017, CMC InfoSec cho biết, ngày 5/9 vừa qua, FortiGuard Labs đã phát hiện một số tài liệu chữa mã độc, với tên gọi là Rehashed RAT - được sử dụng để khai thác lỗ hổng CVE-2012-0158.

"Dựa trên những phân tích thì dường như đây là một chiến dịch tấn công có chủ đích nhằm vào các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp Việt Nam. Các chuyên gia bảo mật tin rằng chiến dịch này được vận hành bởi nhóm hacker 1937CN của Trung Quốc. Liên kết tới nhóm đã được tìm thấy thông qua các tên miền độc hại được sử dụng làm máy chủ C&C", thông tin cảnh báo của FortiGuard Labs nêu.

Về phương thức lây nhiễm mã độc vào hệ thống máy tính, các chuyên gia cho biết, cũng giống như những chiến dịch tấn công APT khác, tin tặc phát tán các tài liệu chứa mã độc thông qua email. Và để thu hút hơn sự chú ý của các nạn nhân, tin tặc sử dụng các file văn bản giả mạo với tựa đề và nội dung chứa nhiều thông tin liên quan đến Chính phủ Việt Nam.

Các file doc này chứa mã độc RAT (Remote Access Trojan), loại mã độc này có thể dễ dàng "qua mặt" các phần mềm bảo mật và firewall bằng cách giả mạo các phần mềm hợp pháp như GoogleUpdate.exe, SC&Cfg.exe của McAfee AV.

 

Để thu hút hơn sự chú ý của các nạn nhân, tin tặc sử dụng các file văn bản giả mạo với tựa đề và nội dung chứa nhiều thông tin liên quan đến Chính phủ Việt Nam (Nguồn: blog.fortinet.com)

Theo phân tích của chuyên gia, trình downloader của Rehashed RAT sẽ tải về một RAT (Remote Access Trojan) từ các domain: web.thoitietvietnam.org; dalat.dulichovietnam.net; halong.dulichculao.com.

“Dựa trên thông tin về CVE-2012-0158 thì các phiên bản phần mềm có nguy cơ bị khai thác bởi Rehashed RAT gồm có: Microsoft Office 2003 SP3, 2007 SP2 and SP3, and 2010 Gold and SP1; Office 2003 Web Components SP3; SQL Server 2000 SP4, 2005 SP4, and 2008 SP2, SP3, and R2”, chuyên gia cho biết.

Nhận định về sự kiện này, chuyện gia CMC InfoSec cho biết, lỗ hổng CVE -2012-0158 đã được Micrsoft cảnh báo và phát hành bản vá từ năm 2012. Việc sử dụng các file doc. phát tán RAT cũng không còn mới và được các cơ quan chức năng cảnh báo liên tục nhưng vẫn có nhiều trường hợp bị lây nhiễm và cũng có nhiều đơn vị không có phương án update bản vá Windows. “Điều này đồng nghĩa với việc chấp hành các tiêu chuẩn về an toàn thông tin tại Việt Nam vẫn còn chưa được đánh giá đúng và được đầu tư hiệu quả”, chuyên gia CMC InfoSec nhấn mạnh.

Để phòng tránh, chuyên gia CMC InfoSec khuyến cáo người dùng khi nhận được các email không rõ nguồn gốc, không nên mở các tập tin đính kèm; đồng thời cần thường xuyên cập nhập các bản vá bảo mật.

“Để ngăn kích hoạt tính năng khai thác RTF này, điều quan trọng là phải áp dụng các bản vá lỗi do Microsoft đưa ra để đề cập đến lỗ hổng CVE-2012-0158”, chuyên gia CMC InfoSec khuyến nghị.

Theo M.T (Ictnews.vn)

Brazil không còn vô địch thế giới về giá iPhone

Với giá bán 1.200 USD cho một chiếc iPhone 7 128 GB, Thổ Nhĩ Kỳ chính là nước có giá iPhone đắt nhất thế giới.

“Nếu bạn có những kỳ nghỉ tại Thổ Nhĩ Kỳ, Brazil, Nga hoặc Hy Lạp, tốt nhất bạn nên tránh xa những cửa hàng Apple bởi giá iPhone tại đây cao hơn 25-50% so với giá bán tại Mỹ. Trong khi đó, Nhật Bản, Hong Kong, Malaysia, Canada là những nơi có giá bán iPhone rẻ nhất, ngoài Mỹ”, Jim Reid của Deutsche viết.

Brazil khong con vo dich the gioi ve gia iPhone hinh anh 1

iPhone 7 có giá lên đến 1.200 USD tại Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: CNBC.

Từ lâu, một số quốc gia châu Âu luôn nổi tiếng với giá iPhone nói riêng và smartphone nói chung cao ngất ngưởng. Tuy nhiên, giá bán tại các quốc gia này chưa bao giờ vượt qua Brazil bởi hàng rào thuế quan tại quốc gia Nam Mỹ cực kỳ đặc thù.

Để khuyến khích sản xuất trong nước, Brazil đánh thuế rất nặng các sản phẩm nhập khẩu nước ngoài, đặc biệt là đồ điện tử tiêu dùng. Mặc dù vậy, năm nay giá bán iPhone tại Brazil lại bị Thổ Nhĩ Kỳ bỏ xa. Cụ thể, để mua một chiếc iPhone 7 128 GB, người dùng tại Thổ Nhĩ Kỳ phải bỏ ra số tiền tương đương 1.200 USD, cao gần gấp rưỡi so với giá tại Mỹ. Trong khi đó, người dùng Brazil phải chi khoảng 1.115 USD, cao hơn 37% so với giá tại Mỹ.

Ngoài Thổ Nhĩ Kỳ và Brazil, top 10 quốc gia có giá iPhone cao nhất chứng kiến sự thống trị tuyệt đối của châu Âu với các đại diện như Nga, Hy Lạp, Ba Lan, Italy, cộng hòa Czech.

Brazil khong con vo dich the gioi ve gia iPhone hinh anh 2

Giá iPhone 7 128 GB tại Việt Nam so với 5 quốc gia có giá cao nhất và 5 quốc gia, vùng lãnh thổ có giá thấp nhất. Đồ họa: Đức Nam.

Ở chiều ngược lại, những quốc gia như Mỹ, Nhật Bản, Hong Kong, Malaysia hay Canada được xem là thiên đường mua sắm iPhone. Tại Mỹ hay Nhật Bản, người ta chỉ phải bỏ ra 815 USD để mua một chiếc iPhone 7 128 GB.

Để so sánh, một chiếc iPhone 7 128 GB đang được bán với giá 19,9 triệu đồng, tương đương 905 USD, cao hơn khoảng 11% so với giá tại Mỹ và ở mức trung bình so với thế giới.

Theo Đức Nam (Tri Thức Trực Tuyến)

Samsung Galaxy S8 Active đầu tiên tại Việt Nam

Samsung Galaxy S8 Active về Việt Nam theo đường xách tay. Phiên bản nồi đồng cối đá trông hầm hố với một số nâng cấp theo chuẩn quân đội Mỹ.

Samsung Galaxy S8 Active vừa về Việt Nam với giá 16,9 triệu đồng (tham khảo tại XT Mobile), bằng giá S8 chính hãng. Tương tự các model trong dòng Galaxy S Active trước đó, máy được sản xuất riêng cho nhà mạng AT&T. Máy đạt các yêu cầu về độ bền theo tiêu chuẩn MIL-STD-810G của quân đội Mỹ. Phụ kiện đi kèm tương tự bản tiêu chuẩn, không có gì khác biệt.

Galaxy S8 Active trông cơ bắp, thiết kế hầm hố. Khung máy được gia cố bằng kim loại, mặt lưng dùng chất liệu polycarbonate. S8 Active vẫn giữ lại phím cứng Bixby, không cho phép tuỳ biến. Trên bản tiêu chuẩn, phím cứng này có thể thay đổi để khởi động nhanh một số ứng dụng.

Như thông báo cách đây một tháng từ Samsung. Galaxy S8 Active không có phiên bản màn hình cong. Điều này là dễ hiểu vì những tiêu chuẩn về độ bền không phù hợp với thiết kế sexy như bản tiêu chuẩn. Máy dùng màn hình 5,8 inch, tỷ lệ hiển thị 18,5:9, kính cường lực Gorilla Glass 5.

4 góc máy được bọc một lớp cao su để chống va đập. Ngoài khả năng kháng nước, kháng bụi, Samsung Galaxy S8 Active có thể rới từ độ cao 1,5 m. Cả khung máy và viền màn hình đều được làm dày hơn để đảm bảo độ bền cho máy.

Galaxy S8 Active dùng chip Qualcomm MSM8998 Snapdragon 835. Pin nâng cấp lên 4.000 mAh, cao hơn nhiều so với bản tiêu chuẩn (S8 dùng pin 3.000 mAh và 3.500 mAh cho S8 Plus).

Samsung Galaxy S8 Active vẫn cài sẵn Android 7.0, RAM 4 GB, bộ nhớ trong 64 GB. Camera chính 12 MP, công nghệ dual-pixel. Máy ảnh trước 8 MP. Cả hai đều dùng ống kính khẩu độ f/1.7. Giao diện phần mềm không có gì thay đổi.

Samsung Galaxy S8 Active không dùng màn hình cong, pin được nâng cấp lên 4.000 mAh, thiết kế hầm hố với độ bền theo chuẩn quân đội.

Theo Khương Nha (Tri Thức Trực Tuyến)

Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2000

Phiên bản tân trang của Galaxy Note 7 xuất hiện

Smartphone từng bị Samsung "khai tử" do cháy nổ xuất hiện trở lại dưới dạng tân trang (Refurbished) với dung lượng pin giảm xuống và chạy Android mới nhất.

phien-ban-tan-trang-cua-galaxy-note-7-xuat-hien

Galaxy Note 7R sẽ giảm dung lượng pin và chạy Android 7.0.

Việc pin của bản tân trang bị giảm xuống là điều dễ hiểu, bởi đây chính là nguyên nhân khiến Galaxy Note 7 gặp sự cố cháy nổ năm ngoái, khiến Samsung phải thu hồi sau thời gian ngắn ra mắt.

Trước đó, phiên bản này với tên gọi Galaxy Note 7R đã được FCC chứng nhận. Điều này đồng nghĩa rằng, smartphone mới sẽ được bán ra tại Mỹ.

Ngoài pin và hệ điều hành được nâng cấp, thiết kế cũng như cấu hình Galaxy Note 7R được giữ nguyên. Máy được trang bị màn hình cong 2 cạnh 5,7 inch, sử dụng tấm nền Super AMOLED, vi xử lý Exynos 8890 hoặc Snapdragon 820 tùy thị trường, RAM 4 GB, bộ nhớ 64 GB, cameta chính 12 megapixel, camera phụ 5 megapixel, đạt chuẩn chống nước IP68...

Vẫn chưa rõ thời gian bán ra cũng như giá của Galaxy Note 7R, nhưng theo Phonearena, máy có thể có mặt trong tháng 6 với giá 4.500 nhân dân tệ (khoảng 652 USD), có 4 màu gồm xanh san hô, bạc, trắng và đen.

Theo Bảo Lâm (VnExpress.net)

Tiến độ sản xuất iPhone 8 đang phụ thuộc hoàn toàn vào Samsung

Phần quan trọng nhất của iPhone sắp tới của Apple là màn hình, vốn được kỳ vọng sẽ sử dụng một công nghệ màn hình mới hơn, được gọi là OLED.

Và công ty duy nhất hiện nay có thể sản xuất màn hình OLED với số lượng lớn theo tiêu chuẩn của Apple và cũng là đối thủ hàng đầu của nhà sản xuất iPhone trong thị trường điện thoại thông minh, không ai khác chính là Samsung.

Nhà phân tích Ming-Chi Kuo của hãng KGI Securities, đã viết trong một thông báo trên Apple Insight ngày 6/9, rằng "việc cung cấp tấm đèn nền (panel) OLED trên iPhone được kiểm soát hoàn toàn bởi Samsung chứ không phải của Apple."

"Điều này giải thích tại sao, trước hết, Samsung có khả năng thương lượng cao hơn, và thứ hai là tại sao môđun đèn nền OLED có giá khoảng 120-130 USD/chiếc (so với môđun LCD 5,5-inch của iPhone là 45-55 USD/chiếc)," ông Ming-Chi Kuo viết. "Đây cũng là lý do tại sao Apple đang cần gấp rút tìm kiếm nguồn cung ứng OLED thứ hai."

Apple cần hàng triệu màn hình OLED. Trước đây, ông Kuo dự đoán có từ 45-50 triệu "OLED iPhone" sẽ được lắp ráp trong năm tới, mặc dù chỉ có 2-4 triệu chiếc sẽ được sản xuất trong quý này.

Ông Kuo cũng cho biết về mức độ tham gia của Samsung trong quá trình sản xuất này. Samsung đang cung cấp một số bộ phận riêng của mình, bao gồm tấm đèn nền OLED và tấm đèn nền cảm ứng OLED. Nhưng Samsung cũng chỉ đóng vai trò một phần trong quá trình lắp ráp này, đó là kết hợp tấm đèn nền với các môđun từ các công ty khác, và vận chuyển nó đến Foxconn để lắp ráp cuối cùng thành phẩm iPhone.

Đó là một trách nhiệm rất lớn cho một nhà cung cấp duy nhất - và cho thấy rằng bất kỳ sự chậm lại nào tại Samsung Display có thể ảnh hưởng đến sự sẵn có của iPhone. Đã có rất nhiều cảnh báo rằng nguồn cung cấp iPhone 8 có thể cung ứng hạn chế hàng vào mùa Thu này.

Ông Kuo cũng đề cập rằng Apple "có thể từ bỏ" cảm biến nhận dạng vân tay được gọi là TouchID, như đã được dự báo trong nhiều tháng.

"Chúng tôi tin rằng môđun 3D Touch có thể không thuận lợi cho việc quét vân tay qua cảm biến nhận dạng vân tay đặt dưới màn hình," ông Kuo viết, cho thấy iPhone trong tương lai có thể phải lựa chọn giữa 3D Touch, một tính năng làm cho màn hình cảm ứng lực, hoặc TouchID, công nghệ cảm biến vân tay được tích hợp trên tất cả các iPhone mới trong vài năm qua.

Các ghi chú của "Apple Insight" của KGI Securities nhắm tới các nhà đầu tư có thể muốn nắm cổ phần trong các nhà cung cấp của Apple. Một biểu đồ chi tiết bao gồm trong lưu ý xác định 16 công ty đang góp phần vào việc tạo ra sản phẩm màn hình mà cuối cùng sẽ có mặt trên iPhone sắp tới.

Apple sẽ tung ra các mẫu iPhone mới vào ngày 12/9. Bên cạnh "OLED iPhone," Apple dự kiến sẽ tung ra hai mẫu iPhone khác trong cùng một ngày. Hai mẫu mới này có thiết kế bề ngoài tương tự như iPhone 7 hiện đang bán, và chúng dự kiến sẽ sử dụng công nghệ màn hình LCD cũ, nhưng sẽ có những cải tiến khác, bao gồm việc sạc nhanh hơn và có thể thiết kế lại vỏ bọc bằng kính.

Tuy nhiên, hầu hết người hâm mộ iPhone sẽ muốn một chiếc iPhone OLED, trong đó có diện tích màn hình lớn hơn, một camera 3D phía trước và có thể được mở bằng cách quét khuôn mặt của người dùng./.

Theo Việt Đức (VietNam+)

Foxconn đang sản xuất iPhone Pro với màn hình OLED?

Các nhà cung cấp linh kiện chủ chốt của Apple tại châu Á đang khẩn trương chuẩn bị cho phiên bản iPhone tiếp theo. Đối tác cung ứng đến từ Đ...